Những điều đáng lưu ý khi mở cửa hàng tạp hóa

Thảo luận trong 'Kiến thức phần mềm' bắt đầu bởi congnghenitco, 2/10/20.

  1. congnghenitco
    Tham gia ngày:
    19/9/20
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nữ
    Mở cửa hàng tạp hóa là một ước mơ của rất nhiều người, đặc biệt hiện nay dân số tăng, nhu cầu đời sống cao thì kinh doanh càng dễ dàng hơn. Nhưng để thành công không phải là chuyện dễ. Để giúp các cá nhân, chủ doanh nghiệp hoàn thiện ý tưởng của mình thì dưới đây chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm bạn nên biết để mở cửa hàng tạp hóa thành công
    Vị trí/ điạ điểm mở cửa hàng tạp hóa
    Cửa hàng nên có mặt tiền từ một đến hai phía tiếp xúc với đường lớn có nhiều người qua lại. Thường sẽ là các khu như trung tâm dân cư sinh sống, gần chợ, gần các cơ quan, công ty, khu công nghiệp,… Tại những địa điểm như trên, người dân có mức sống cao, thu nhập ổn định vậy nên nhu cầu mua sắm cũng cao hơn hẳn.
    Vậy nên mở cửa hàng tạp hóa ở quê hay thành phố?
    - Đặc điểm miền quê: Cửa hàng tạp hóa như một nơi cung cấp các mặt hàng sinh hoạt chính, phục vụ khách hàng phạm vi khá rộng (một vài làng lân cận). Chi phí để mở tiệm tạp hóa thấp, hàng hóa dễ bán, nhu cầu cao cạnh tranh ít. Tuy nhiên lượng khách hàng gộp lại không đông như ở trên thành phố nên lãi suất sẽ không nhiều.
    - Đặc điểm thành phố: Khách hàng nhiều, lãi suất bán hàng lớn. Tuy nhiên chi phí mở cửa hàng sẽ cao hơn từ khâu trang thiết bị, nguồn hàng đến thuê mặt bằng hoặc nhân viên...Chưa tính việc cạnh tranh giữa các cửa hàng tạp hóa, ở thành phố bạn còn phải cạnh tranh trực tiếp với siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi và nhiều mô hình kinh doanh tương tự khác.
    Để xác định được vị trí của cửa hàng ở đâu thì điều đầu tiên phải liệt kê số vốn mình đầu tư như thế nào.

    [​IMG]

    Vốn đầu tư cho cửa hàng tạp hóa là bao nhiêu?
    Trước tiên, mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn có thể dự báo số vốn cần đầu tư rơi vào khoảng 250 - 400 triệu đồng phân bổ cho các hạng mục như vốn cho mặt bằng, vốn nhập hàng, vốn cho trang thiết bị, setup, tiền thuê nhân viên,…
    * Lưu ý: Khoản chi phí này áp dụng cho một cửa hàng tạp hóa từ 50 – 60m2 và có thể thay đổi theo thời gian. Ngoài ra đây chỉ là ước tính có thể ít hơn hoặc nhiều hơn.

    Các chi phí cụ thể như sau:
    - Thuê mặt bằng: 20 - 30 triệu tại thành phố lớn, chi phí này ở nông thôn thấp hơn khoảng 10- 15 triệu
    - Vốn nhập hàng hóa ban đầu: 200 - 300 triệu, vốn tùy thuộc vào mặt hàng, chủng loại, tính đa dạng của hàng hóa.
    - Trang trí: 20 - 40 triệu ( kệ đôi, kệ áp tường, móc treo, rổ mì...)
    - Phụ kiện hỗ trợ bán hàng như bàn thu ngân, máy tít, máy tính, máy in hóa đơn, đầu đọc mã vạch, phần mềm bán hàn, tủ để đồ của khách: 20- 40 triệu
    - Biển quảng cáo, banner trang trí không gian cửa hàng: 5 - 12 triệu
    - Chi phí quảng cáo, maketing (nếu có): 2 - 5 triệu
    - Chi phí thuê nhân viên: 3 - 6 triệu/ tháng
    - Chi phí khác:Đây là khoảng chi phí dự trù không thể đong đếm chính xác có theẻ thay đổi về giá cả, hư hỏng, hết hạn, hao mòn ...

    [​IMG]

    Những kinh nghiệm mà bạn cần phải nhớ khi mở cửa hàng
    Khảo Sát Và Phân Tích Thị Trường
    Sau khi lựa chọn được địa điểm mở cửa hàng tạp hóa, bước tiếp theo bạn nên làm là khảo sát và phân tích thị trường ở đó. Bạn cần nắm được khu vực chủ yếu chứa nhóm dân cư nào, là nông dân, công nhân, dân văn phòng hay học sinh sinh viên,… Cụ thể từng nhóm đối tượng như sau:

    • Nếu là khu vực tập trung nhiều công nhân, học sinh sinh viên mặt hàng bạn nên chọn là các sản phẩm thông dụng, phổ biến, giá thành rẻ.
    • Nếu đối tượng khách hàng chủ yếu là công nhân viên chức, dân văn phòng thì những đặc điểm về chất lượng, mẫu mã, trưng bày đẹp mắt lại là yếu tố tiên quyết.
    • Ngoài ra cũng có một số đối tượng khách thuộc phạm vị khó hơn như là người nước ngoài, người cao tuổi, trẻ em,… thì chủ cửa hàng càng phải tìm hiểu và phân tích kỹ càng.

    • [​IMG]
    Nguồn nhập hàng giá rẻ nhưng đảm bảo chất lượng
    Chất lượng hàng tốt sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng, mua một lần và mãi mãi. Nếu bán hàng "dởm" thì bạn chỉ bán được một lần mà thôi. Đây là cái "hố chết" khi kinh doanh mà nhiều người mắc phải. Đừng bao giờ có suy nghĩ chỉ bán hàng một lần hoặc ăn sổi, cửa hàng của bạn sẽ nhanh chóng sụp đổ cho mà xem.
    Giá thành rẻ sẽ đem về cho bạn nhiều lợi nhuận trên mỗi đơn hàng. Cùng là hàng tốt nhưng chỗ nhập 4500 vnđ và chỗ nhập 4000 vnđ thì hãy chọn bên 4000 vnđ để khi bán có được lãi cao nhất.
    Kế hoạch tiếp thị cửa hàng
    Kế hoạch tiếp thị bao gồm các công việc sau:
    - Đặt tên cửa hàng: Bạn có thể sử dụng tên cá nhân, tên người thân trong gia đình hoặc những cái tên thân mật khác để đặt tên cho cửa hàng tạp hóa của mình. (Lưu ý: nên lựa chọn những cái tên ngắn gọn, dễ nhớ để gây ấn tượng và thu hút khách hàng)
    - Làm biển quảng cáo: Một chiếc biển/bảng quảng cáo nhỏ đặt ở phía trước cửa hàng để quảng bá và thu hút khách hàng đến mua sắm tại cửa hàng.
    - Dịch vụ khách hàng: Để cạnh tranh được với các "ông lớn" của tạp hóa hiện nay thì chú ý đến cách giao tiếp với khách hàng.
    - Chiến lược marketing: Chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất cho các cửa hàng tạp hóa thường là các chương trình khuyến mãi, tặng quà, giảm giá bán,... Ngoài ra, với các cửa hàng bán tạp hóa tầm trung, các bạn có thể tham khảo thêm các chương trình tích điểm, ưu đãi giá bán cho khách quen, giao hàng tại nhà, ...



    [​IMG]

    Quản lý cửa hàng
    Đây là bước cuối cùng cũng là bước quan trọng nhất để không bị thua lỗ, "vỡ nợ". Quản lý ở đây vừa là quản lý nhân viên, quản lý bán hàng, quản lý hoạt động nhập hàng và xử lý hàng tồn và thống kê báo cáo,...Làm sao để quán tạp hóa của bạn hoạt động nhịp nhàng. Luôn luôn ở trong thế chủ động, khi khách hàng đông bạn cũng giải quyết được, hàng tồn bạn cũng giải quyết được. Để thuận tiên hơn bạn có thể nhờ sự trợ giúp của phần mềm quản lý bán hàng cực kỳ tiện ích hiện nay. Một trong số phần mềm đang làm mưa làm gió trên thị trường hiện nay không thể không kể đến phần mềm quản lý Abit đa kênh, đa tính năng. Muốn tham khảo bạn có thể dùng thử 15 ngày để trải nghiệm nó.
    >>>>>>>>>>>>>> Xem thêm: Phần mềm ẩn comment Fanpage
    Trên đây là những kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hoá hiệu quả nhất mà chúng tôi gợi ý cho bạn. Trong kinh doanh, cái gì càng dễ thì lại càng khó. Vậy nên đừng chủ quan với bất kỳ loại hình kinh doanh nào nhé.
     
    Cảm ơn đã xem bài:

    Những điều đáng lưu ý khi mở cửa hàng tạp hóa



Chủ để tương tự : Những điều
Diễn đàn Tiêu đề Date
Kiến thức phần mềm Nếu tôi biết được những điều này trước lúc bắt đầu kinh doanh 17/10/20
Kiến thức phần mềm Những điều cần chú ý khi mới kinh doanh online 9/10/20
Kiến thức phần mềm Bán hàng trên Shopee không khó nếu bạn “nằm lòng” những điều sau… 3/10/20
Kiến thức phần mềm Chia sẻ thông tin những đơn vị vận chuyển tốt nhất hiện nay 30/10/20
Kiến thức phần mềm "Xanh mặt" do bị cấm quảng cáo do phạm phải những lỗi sau 28/10/20